Thói quen nhịn tiểu thường gặp ở nhiều người nhưng hầu hết người bệnh không biết không chỉ hại thận mà nhịn tiểu còn gây hại cho gan ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhịn tiểu gây hại gan
Amoniac thấm vào niêm mạc ruột và nhanh chóng khuếch tán vào máu, sau đó đưa đến gan. Gan người có khả năng chuyển đổi 130g amoniac thành urê mỗi ngày mặc dù nó thường chỉ hoạt động khoảng 1/8 công suất đó. Mỗi ngày, gan phải tiếp nhận khoảng 4g nồng độ amoniac trong máu và những chất độc, virus, vi khuẩn khác từ thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm… nên gan phải hoạt động liên tục để xử lý ngay cả khi chúng ta đang ngủ.

Nhịn tiểu là thói quen dễ gây hại cho gan
Khi chúng ta ngủ, gan vẫn phải thực hiện vai trò khử độc của mình. Trong quá trình hoạt động, gan tiết ra một số enzyme giúp chuyển đổi amoniac thành ure và sau đó đưa đến thận. Thận với chức năng tạo ra nước tiểu sẽ bài tiết ure, amoniac và một số thành phần khác trong nước tiểu ra ngoài.
Vì thế, nếu bạn có thói quen nhịn tiểu vào lúc buổi sáng hay bất kỳ thời gian nào trong ngày, amoniac, ure và nhiều thành phần khác trong nước tiểu sẽ thấm vào tĩnh mạch thận, sau đó vào máu và quay ngược trở lại gan. Lúc này, gan sẽ phải gồng gánh thêm một lượng amoniac, ure và nhiều chất độc hại khác có trong nước tiểu.

Gan tích tụ độc tố hoạt động nhiều gây tổn thương nghiêm trọng
Khi các độc chất tích tụ ở gan càng nhiều thì các tế bào gan phải làm việc liên tục để khử độc chất hoạt động quá mức, khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm làm hoại tử các tế bào gan. Theo thời gian, các tế bào gan bị hư hại ngày một nhiều khiến cho vai trò khử độc cùng nhiều vai trò quan trọng khác của gan suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí có thể gây ung thư gan.
Bảo vệ lá gan khỏi những tác nhân gây hại
Nên từ bỏ thói quen nhịn tiểu để giảm các nguy cơ mắc bệnh về thận như nhiễm trùng tiểu, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận, đồng thời tránh được sự tích tụ độc chất trong gan, bảo vệ gan khỏe mạnh.
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên là vấn đề nhiều người cần thực hiện đầy đủ. Các vấn đề về sức khỏe thường không có dấu hiệu ban đầu vì thế khi có triệu chứng cụ thể bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng gây khó khăn cho chữa trị và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, thăm khám 1-2 lần 1 năm là vấn đề cần thiết.
Hạn chế mức thấp nhất đồ uống có cồn. Theo thống kê thì bệnh liên quan đến đồ uống có cồn chiếm 24% các loại bệnh về gan. Năng uống chè, đặc biệt là trà xanh chứa chất chống oxy hóa không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh gan mà còn duy trì sức khỏe cho gan.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh gan hiệu quả
Thực hành vệ sinh, an toàn tình dục, không dùng chung bơm kim tiêm, tiêm vaccine là cách để phòng bệnh viêm gan siêu vi tốt nhất.
Tiêm vaccine ngừa viêm gan B, A đầy đủ
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù bệnh gan hầu như không do thức ăn gây ra hay có thể ngăn ngừa bệnh bằng con đường ăn uống nhưng có sự tương quan, nhất là bệnh gan nhiễm mỡ thường đi kèm với tình trạng béo phì.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc






Không có bình luận
Gửi bình luận của bạn